10 Trang phục dân tộc Việt Nam nổi bật bởi nét đẹp văn hóa
Mỗi trang phục dân tộc Việt Nam đều sở hữu nét đẹp riêng biệt, đa dạng và không trùng lặp. Từ trang phục truyền thống như áo dài được quảng bá rộng rãi khắp năm châu, cho đến áo năm thân đơn giản đều mang ý nghĩa về văn hóa, phong tục. Dù thế nào, các trang phục dân tộc vẫn luôn đem đến bản sắc về một đất nước Việt Nam xinh đẹp, nhiều màu sắc.
1. Trang phục dân tộc Kinh trong tà áo dài đẹp thướt tha
Theo Tổ chức UNESCO, áo dài được xem là biểu tượng của nền văn hóa và trang phục dân tộc Việt Nam. Áo dài được chia thành 2 tà sau và tà trước, phối cùng quần dài gần chạm đất. Chất liệu may áo dài chủ yếu gồm lụa hoặc vải trơn, màu sắc với họa tiết vô cùng đa dạng.
Đây là kiểu trang phục truyền thống của người Kinh nói riêng và dân tộc Việt Nam. Trang phục sử dụng kỹ thuật may ôm sát cơ thể, tôn lên nét đẹp dáng vóc của người phụ nữ Việt. Ngày nay, áo dài được biến tấu thành nhiều phiên bản cách tân như dáng lửng, cổ yếm, trễ vai…
Trong các bộ trang phục truyền thống Việt Nam, áo dài được coi là một trong những bộ trang phục quan trọng nhất cho cả người nam và người nữ. Chúng được sử dụng rộng rãi trong các dịp lễ, hội họp hay các sự kiện quan trọng.
Hiện nay, phái đẹp có thể dễ dàng tìm mua áo dài tại các hãng thời trang việt nam chuyên về dòng trang phục dân tộc, truyền thống.
2. Tày – Trang phục dân tộc Việt Nam mang nét đẹp đơn giản
Trang phục của đồng bào dân tộc Tày mang hai màu chủ đạo bao gồm đen và chàm. Phụ nữ Tày chít thêm khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân với dây lưng đính xà tích, phụ kiện vòng đeo cổ, đeo tay và lắc chân bằng bạc.
Nổi tiếng với sự đơn giản, thế nhưng trang phục của người Tày vẫn ấn tượng nhờ tạo hình thanh thoát, gọn gàng. Ở tỉnh Tuyên Quang, nữ giới người Tày thường mặc 2 trang phục là áo cánh ngắn mặc và váy, áo dài 5 thân với quần.
3. Trang phục dân tộc Thái nổi bật với chất liệu họa tiết thêu thổ cẩm
Người Thái thể hiện trang phục dân tộc qua phong cách nhẹ nhàng, thuần khiết. Khó có một thuật ngữ thời trang miêu tả trọn vẹn từng chi tiết thổ cẩm thủ công trong trang phục cầu kỳ, bắt mắt. Một bộ trang phục đầy đủ phải có váy, áo ngắn/dài, thắt lưng, nón, khăn và xà cạp.
Cùng một số phụ kiện trang phục dân tộc Việt Nam quen thuộc như vòng cổ, vòng tay, hoa tai và xà tích. Mỗi chi tiết trên quần áo người Thái đều mang ý nghĩa riêng cho từng đối tượng: phụ nữ chưa chồng, có chồng, người già, người trẻ.
4. Trang phục các dân tộc miền núi phía Bắc: H’Mông
Chất liệu vải lanh chủ đạo trong trang phục của người H’Mông thường mang họa tiết hoa văn cầu kỳ, rực rỡ. Bộ trang phục hoàn chỉnh cần có mẫu chân váy xòe xếp ly, xà cạp, áo xẻ cổ và mũi đội đầu. Nữ phục của dân tộc này khá nổi bật với chi tiết đồng xu, chuỗi hạt vô cùng đẹp mắt.
Người Mông Trắng và Mông Hoa trên trang phục thường có họa tiết hình chữ nhật, con thoi được may thêu ở lưng áo. Trái lại, dân tộc Mông Đỏ và Mông Đen lại diện trang phục với chi tiết màu sắc ở trước ngực và phần tay áo.
5. Trang phục dân tộc Việt Nam của người Khơ-me tinh xảo và rực rỡ
Trang phục Khmer thể hiện bản sắc văn hóa qua những thời trang thiết kế nữ bằng tơ lụa, bề mặt kim tuyến hoặc thêu hoa. Diện lên chiếc áo tầm vông kết hợp với váy xà rông sẽ mang đến vẻ đẹp uyển chuyển, nữ tính.
Bên cạnh đó, trang phục còn được người phụ nữ kết hợp thêm Sbay từ vai trái xuống sườn bên phải. Phụ nữ Khơ me thường diện trang phục này trong những dịp quan trọng như ngày lễ hoặc Tết. Đối với lễ cưới, trang phục cô dâu Khmer thường có màu vàng, đính cườm và kim tuyến.
6. Chăm – Một trong những trang phục của 54 dân tộc Việt Nam đẹp hàng đầu
Chăm là một dân tộc ở Việt Nam theo chế độ mẫu hệ, tức là người phụ nữ đóng vai trò giữ gìn, phát triển văn hóa dân tộc của mình. Giống với dân tộc Kinh, người Chăm cũng chọn thiết kế áo dài truyền thống làm trang phục chính.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Chăm gồm dây thắt, áo dài, váy, khăn vân đầu và phụ kiện. Xét trên phương diện kiểu dáng, chất liệu và màu sắc, trang phục của đồng bào người Chăm xứng đáng trở thành bộ trang phục đẹp nhất nhì Việt Nam.
Một nghiên cứu của Viện Dân tộc học cho thấy rằng, trang phục dân tộc Chăm thường được làm bằng vải lụa và in họa tiết độc đáo như hoa văn bát ngát, con rồng, con chào mào và các hình tháp Pô Nagar. Thay vì chăm chú vào các dòng sản phẩm thời trang trung niên U60, người phụ nữ lớn tuổi dân tộc Chăm lại đề cao trang phục của dân tộc mình hơn.
7. Ê Đê sở hữu trang phục dân tộc Việt Nam đẹp và nổi bật
Nhiều người biết đến trang phục người dân Ê Đê thông qua hình ảnh hoa hậu H’Hen Niê. Cô chính là người đã mặc trang phục của dân tộc mình vào năm 2019 trên một chương trình về Hoa Hậu.
Đa phần phụ nữ Ê Đê sẽ sử dụng váy choàng che nửa thân dưới, đường xẻ ngang vai để tạo nên vẻ đẹp thanh lịch, kín đáo. Quần áo có màu chàm, với điểm nhấn hoa văn sặc sỡ nhằm tăng sức hút cho tổng thể.
8. Dao Đỏ – Trang phục dân tộc đẹp nhất Việt Nam được nhiều người biết tới
Trang phục là một trong những khía cạnh để bộc lộ bản sắc văn hóa dân tộc ở mỗi vùng miền. Trong 54 dân tộc Việt, dân Dao Đỏ được giới chuyên môn đánh giá có trang phục đẹp và ấn tượng xếp hàng đầu.
Người con gái Dao Đỏ rất chú trọng việc ăn mặc, do đó quần áo của họ thường công tỉ mỉ và công phu. Áo dài màu chàm hoặc đen là thiết kế quan trọng nhất của trang phục truyền thống.
Tương tự với các trang phục dân tộc Việt Nam khác, họa tiết trang trí trên quần áo đều rất nổi bật. Chiếc áo này còn được người phụ nữ sử dụng như áo yếm che đi vòng một và bụng. Tuy nhiên, so với dòng thời trang thủ công đính kết, trang phục Dao Đỏ lại không có các chi tiết nổi bật theo hơi hướng hiện đại.
9. Trang phục truyền thống của dân tộc Mường ở Việt Nam
Nữ phục của dân tộc Mường gồm áo pắn có đặc điểm ngắn và phần ngực xẻ. Nhóm Mường ở Thanh Hóa, áo pắn được thiết kế chui đầu và khá ngắn so với thông thường. Váy dài có màu nâu nhạt hoặc màu đẹp, hơi ôm lấy thân trên, phần cạp và đầu váy được dệt thổ cẩm độc đáo.
Phụ nữ người Mường hãy sử dụng khăn đội xanh hoặc trắng, thắt lưng màu xanh lá. Dù không cầu kỳ, nhưng trang phục dân tộc Mường vẫn được giữ gìn và mặc như thường phục, mang dáng vẻ thanh thoát và nhẹ nhàng cho người phụ nữ.
10. Trang phục dân tộc Việt Nam của người Thổ mang sự thoải mái và nhẹ nhàng
Thời xưa, phụ nữ Thổ hiếm khi mặc váy và thường mua váy từ người Thái. Vì vậy, trang phục người Thổ ít nhiều cũng bị ảnh hưởng từ trang phục của người Thái.
Váy của phụ nữ Thổ chia thành 3 phần: Gấu váy đỏ sẫm hoặc trắng, thân màu chàm hoặc đen, được điểm bởi các hoa văn hình thoi hết sức độc đáo. Ở trang phục này, phụ nữ Thổ lại gặp hạn chế trong việc kết hợp cách phối đồ đen cho nữ theo phong cách thời trang hiện đại.
Áo của người Thổ nhẹ nên dễ kết hợp với khăn trắng đội đầu, bên trên có hình vuông, thắt lưng màu đỏ hoặc xanh là phổ biến. Trang phục phục nữ Thổ đơn giản, đem đến cảm giác thoải mái cho người mặc.
Trang phục dân tộc Việt Nam vẫn giữ được nét đẹp riêng, đậm chất văn hóa và truyền thống của đất nước. Chính sự đa dạng và phong phú về trang phục được thể hiện qua từng đường nét, màu sắc và hoa văn. Trang phục dân tộc không chỉ là biểu tượng văn hóa của mỗi dân tộc, mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật, thiết kế thời trang và du lịch.