Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 và hướng dẫn trong dịp lễ

Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 được diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 03 âm lịch, tương đương với ngày 29/04 theo lịch Dương. Do dịp nghỉ lễ 30/04 và 01/05 sát với dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân sẽ được nghỉ 05 ngày liên tiếp theo đúng quy định của Nhà nước (trừ một số trường hợp). Ngày này hằng năm, người dân cả nước thường hướng về Đền Hùng để dâng hương, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Ngoài ra, việc lựa chọn trang phục quần áo hay phù hợp, đảm bảo tính lịch sự cũng là yếu tố quan trọng mà mọi người cần chú ý.


1. Giỗ tổ Hùng Vương 2023 rơi vào ngày nào theo Dương lịch, Âm lịch?

Giỗ Tổ Hùng Vương hay Quốc giỗ, Lễ hội Đền Hùng là một trong những ngày hội truyền thống nổi tiếng của dân tộc Việt, được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao gây dựng đất nước của 18 đời vua Hùng.

Giỗ tổ Hùng Vương 2023 năm nay rơi vào thứ bảy, tức ngày 29/04 Dương lịch. Mỗi năm, giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra thường lệ vào ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch.

Xem ngày Giỗ Tổ Hùng Vương theo Dương lịch, Âm lịch

Xem ngày Giỗ Tổ Hùng Vương theo Dương lịch, Âm lịch

2. Số ngày nghỉ liên tiếp trong dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương là bao nhiêu?

Kỳ nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 kéo dài 5 ngày nghỉ liên tiếp, từ ngày 29/04/2023 đến hết ngày 03/05/2023. Trong đó, cán bộ, công chức, người lao động, học sinh, sinh viên sẽ được nghỉ tổng cộng 3 ngày chính thức, bao gồm ngày giỗ Tổ Hùng Vương (29/04), ngày Chiến thắng (30/04) và ngày Quốc tế Lao động (01/05).

Ngoài ra, để bù cho ngày nghỉ thứ 7 (30/04) và chủ nhật (01/05), người dân sẽ được nghỉ thêm 2 ngày, bao gồm ngày 02/05 (nghỉ bù cho ngày Chiến thắng) và ngày 03/05 (nghỉ bù cho ngày giỗ Tổ Hùng Vương). Đặc biệt, những người có lịch nghỉ cố định vào thứ bảy, sẽ được nghỉ bù thêm một ngày vào thứ tư, tức 03/05/2023.

Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 chính xác nhất

Lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 chính xác nhất

3. Người dân về thăm đất Tổ nhân dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương 2023 cần biết những gì?

Dựa theo Điều 73 trong Luật Lao động được sửa đổi và bổ sung vào năm 2007, ngày giỗ Tổ Hùng Vương được coi là một ngày lễ được trả lương cho người lao động. Do đó, ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành một lễ hội quan trọng, mang ý nghĩa sâu sắc về mặt văn hóa dân tộc của đất nước.

3.1 Điểm tổ chức lễ giỗ tổ Hùng Vương trực tiếp được diễn ra ở đâu?

Lễ hội Đền Hùng tổ chức mỗi năm tại khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vào ngày mồng 10 tháng 03 âm lịch. Trước khi đến ngày lễ chính, thường có nhiều hoạt động như đánh trống đồng (đâm đuống) của đồng bào dân tộc Mường, hành hương lên đền thờ. Sau đó, lễ hội này sẽ kết thúc vào mồng 10 tháng 03 âm lịch.

Hình ảnh khu Di tích lịch sử Đền Hùng - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ

Hình ảnh khu Di tích lịch sử Đền Hùng - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ

3.2 Những hoạt động chính trong ngày kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương hàng năm

Hiện nay, có hai lễ được cử hành trùng thời điểm ngày hội chính tại Đền Hùng. Đầu tiên là lễ rước kiệu vua, nghi thức diễu hành bắt đầu từ chân núi đi qua khu vực các đền trước khi tới đền Thượng. Lễ rước kiệu gồm có đoàn rước Quốc kỳ, cờ hội, múa sư tử, quan viên và dân chúng.

Tiếp đó là lễ dâng hương, đây là phần lễ dành cho tất cả những ai có mặt tại buổi lễ. Chủ yếu người hành hương tới đây đều vì nhu cầu đời sống tâm linh. Họ dâng hương trên mảnh đất Tổ để gửi gắm những mong ước cho bản thân, gia đình và mong được Tổ tiên phù hộ, độ trì.

Điểm qua các nghi thức trọng yếu trong lễ giỗ tổ Hùng Vương thường niên

Điểm qua các nghi thức trọng yếu trong lễ giỗ tổ Hùng Vương thường niên

4. Danh sách những điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch khi đến tham quan Đền Hùng, Phú Thọ

Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Tổ nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2023, du khách tuyệt đối không nên bỏ lỡ các địa điểm tham quan sau.

4.1 Đền Hạ – Nơi có truyền thuyết về mẹ Âu Cơ

Ngôi đền Hạ được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 với kiến trúc đơn sơ, không có nhiều chi tiết trạm trổ hay điêu khắc. Theo truyền thuyết, đền Hạ là nơi mẹ Âu Cơ hạ sinh ra bọc trăm trứng và dấu tích giếng Mắt Rồng nằm phía sau đền chính là nơi mà mẹ Âu Cơ đã ấp trứng.

Hình ảnh Đền Hạ

Hình ảnh Đền Hạ

4.2 Nhà bia – Chốn lưu giữ lời dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Hùng

Nhà bia tọa lạc ở chân đền Hạ có 6 mái hình lục giác đều đặn nhau. Nơi đây ghi lại lời dặn dò của Bác nhân dịp ghé thăm Đền Hùng vào ngày 19/09/1945. Nội dung của lời dặn dò nêu về việc nhớ ơn các đời vua Hùng và sự tiếp nối của các thế hệ tiếp theo.

Hình ảnh khu tham quan Nhà Bia

Hình ảnh khu tham quan Nhà Bia

4.3 Chùa Thiên Quang – Địa điểm tham quan linh thiêng tại Đền Hùng

Chùa Thiên Quang nằm cạnh đền thờ Phật hệ phái Đại thừa và đền Hạ. Sân chùa có 2 tháp sư hình trụ cao 4 tầng, quảng chuông treo ở gác chùa được phỏng đoán xuất phát từ thời Hậu Lê. Đây là địa chỉ tham quan đáng ghi nhớ cho người dân dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2023.

Hình ảnh chùa Thiên Quang tại Đền Hùng, Phú Thọ

Hình ảnh chùa Thiên Quang tại Đền Hùng, Phú Thọ

4.4 Hùng Vương Tổ miếu (Đền Trung)

Đền Trung, còn được gọi là Hùng Vương Tổ miếu, là nơi các vị vua Hùng, Lạc Tướng và Lạc Hầu đã gặp gỡ và bàn bạc về các vấn đề quốc sự của đất nước.

Tại đây, vị vua Hùng thứ sáu đã quyết định nhường ngôi cho Lang Liêu, một người con hiếu thảo đã làm ra bánh chưng và bánh dày. Vì vậy, Đền Trung/Hùng Vương Tổ miếu được xem là một địa danh có giá trị lịch sử và văn hóa lớn của Việt Nam.

Hình ảnh Đền Trung

Hình ảnh Đền Trung

4.5 Đền Thượng – Tọa lạc trên đỉnh núi Hùng ở Phú Thọ

Tên chữ của đền Trời là Vương Thiên Liên Điện được xây dựng đơn giản theo truyền thống. Tại đền, có một cột đá ở bên trái kể lại câu chuyện về lời thề của Thục Phán khi vua Hùng thứ 18 lên ngôi.

Vị vua Hùng thề rằng luôn chăm sóc điện thờ cũng như bảo vệ dòng suối của đất nước do vua Hồng trao lại. Vào năm 1968, Bộ Văn hóa Vĩnh Phúc đã tiến hành trang trí lại cho bức tượng, biến nó trở thành hình dạng như hiện tại.

Ngoài ra, du khách có thể tham quan một số địa điểm khác như Đền Tổ Mẫu Âu Cơ, Đền Giếng, bảo tàng Vua Hùng hay lăng Hùng Vương. Lưu ý, nữ giới khi tham quan các địa điểm trên cần ăn mặc trang trọng, lịch sự. Nếu mặc váy, chị em nên lựa chọn các để thể hiện sự tôn trọng với chốn linh thiêng.

Hình ảnh bên trong Đền Thượng

Hình ảnh bên trong Đền Thượng

5. Phái đẹp nên mặc gì khi đi chơi vào dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương 2023

Khi đi chơi vào dịp lễ giỗ Tổ Hùng Vương, phái nữ chủ yếu nên mặc những trang phục tôn lên vẻ đẹp thanh lịch pha lẫn nét thời thượng.

5.1 Áo đính đá thủ công thiết kế tay phồng dáng lửng

Chất liệu lụa mềm mại, sóng sánh với tông đen chủ đạo được nhiều bậc doanh nữ yêu thích. Tay áo lỡ có độ phồng vừa phải giúp phái nữ giấu nhẹm khuyết điểm bắp tay to hiệu quả.

Chi tiết đính đá nằm trong thiết kế tay phồng được nghệ nhân lồng ghép tỉ mỉ tạo thành điểm nhấn sáng giá cho trang phục . Đặc biệt, phần vạt áo được cách gập cách điệu tạo hiệu ứng thị giác sang trọng, lộng lẫy.

Phái đẹp diện áo tay phồng trang trọng trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2023

Phái đẹp diện áo tay phồng trang trọng trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2023

5.2. Quần suông ống rộng gam màu đỏ rực rỡ và quyến rũ

Đây là mẫu dẫn đầu danh sách trang phục thanh lịch cho các quý cô, quý bà. Phần ống rộng có khả năng che yếu điểm vùng chân, eo và hông to.

Màu đỏ nổi bật tạo nên ấn tượng ngoại hình mạnh mẽ, đầy quyền lực. Khi kết hợp với đồng bộ sẽ giúp nàng thu hút sự chú ý của mọi người trong đám đông.

Mẫu quần tây phong cách công sở thanh lịch, kín đáo

Mẫu quần tây phong cách công sở thanh lịch, kín đáo

5.3 Đầm dáng suông trung niên họa tiết đính đá cầu kỳ

Thuộc dòng , đầm suông màu đen có khả năng tôn dáng và phù hợp hầu hết mọi dáng vóc cơ thể. Chiếc đầm suông với chiều dài qua gối sẽ giúp quý bà tự tin diện trong dịp lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2023 sắp tới.

Đan xen đường nét tối giản, họa tiết đính đá chạy dọc thân váy tạo cảm giác ăn gian chiều cao cho người mặc. Trải qua hàng trăm giờ đồng hồ, những nghệ nhân tại đã tạo nên sản phẩm mang nét chấm phá đầy sắc sảo.

Chi tiết đính đá là điểm nhấn đắt giá cho trang phục đầm nữ đi chơi dịp lễ

Chi tiết đính đá là điểm nhấn đắt giá cho trang phục đầm nữ đi chơi dịp lễ

Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2023 là một trong những lễ hội quan trọng và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội Đền Hùng được diễn ra nhằm tôn vinh những công lao của tổ tiên và gắn kết đoàn kết tinh thần trong cộng đồng. Vào ngày mồng 10 tháng 03 âm lịch, người dân cả nước sẽ cùng hướng về Đền Hùng để dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên và gửi gắm lời cầu nguyện cho tương lai tươi sáng.

0.53359 sec| 2375.023 kb